Bs Hà Chuyên khoa I : 0905.196.781
Bs Hoàng- Nam khoa : 0369.142.522
54 Nguyễn Viết Xuân- Tp.Buôn Ma Thuột- Dak Lak
Chữa giang mai ở Quy Nhơn. ĐẢM BẢO CHỮA KHỎI
BỆNH GIANG MAI LÀ GÌ?
Chữa bệnh giang mai ở Buôn Ma Thuột an toàn và hiệu quả nhất
Trong các bệnh xã hội nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người thì giang mai là một trong những bệnh đứng đầu về bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh giang mai không chỉ là nỗi ám ảnh của người bệnh mà còn của cả xã hội, cả về mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây nhiễm. Chính vì vậy việc tìm hiểu về bệnh giang mai, nguyên nhân gây bệnh giang mai, triệu chứng của bệnh giang mai và cách điều trị giang mai ra sao là điều rất cần thiết để có thể hạn chế những ảnh hưởng và tác hại của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nhất về căn bệnh giang mai này.
Bệnh giang mai hay còn gọi là bệnh hoa liễu, là tên gọi khác của bệnh xã hội. Giang mai được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted disease, hay STD). Giang mai được hình thành do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, một loại vi khuẩn có cấu trúc dạng xoắn. Loại vi khuẩn này có đặc trưng là có thể xâm nhập và tấn công vào nhiều vị trí quan trọng của cơ thể con người, khiến cho người bệnh gặp nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với người bị giang mai, thông thường rất khó phát hiện bệnh, chỉ đến khi bệnh chuyển nặng, sức khỏe suy yếu mới bắt đầu đi khám chữa.
Bệnh giang mai và cách chữa bệnh giang mai tại Buôn Ma Thuột
Giang mai có thể lây nhiễm ở mọi đối tượng người bệnh khác nhau, từ giang mai ở trẻ sơ sinh đến người già. Tuy nhiên độ tuổi mắc giang mai nhiều nhất và có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất đó là trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ tình dục. Chính vì vậy giang mai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển, ổn định của xã hội.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GIANG MAI
Sở dĩ giang mai trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng như vậy là do, giang mai có con đường lây nhiễm bệnh phong phú và đa dạng.
Quan hệ tình dục không an toàn: là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai. Đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất giúp vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người. Theo thống kê có tới hơn 90% người bị mắc bệnh giang mai xuất phát từ nguyên nhân này. Kể cả có sử dụng bao cao su thì khả năng lây nhiễm bệnh vẫn rất cao bởi vì chỉ cần chạm vào dịch mủ hay biểu hiện của bệnh là bạn đã có nguy cơ bị mắc giang mai. Cơ quan sinh dục và các vùng ẩm ướt trên cơ thể là điều kiện lí tưởng để các xoắn khuẩn sinh sống và phát triển gây bệnh.
Tiếp xúc gián tiếp với vi khuẩn gây bệnh: xoắn khuẩn giang mai là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại ở môi trường ngoài khá lâu, có thể lên tới vài giờ đồng hồ. Chính vì vậy mà nếu bạn có thói quen sử dụng chung các đồ dùng vật dụng hàng ngày như khăn tắm, khăn mặt, đồ lót, bàn chải đánh răng…cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Mặc dù nguyên nhân này ít hơn nhưng nếu có tiếp xúc các vi khuẩn gây bệnh sẽ từ những niêm mạc tổn thương đó lây lan và phát triển nhanh sang xung quanh.
Qua các tiếp xúc thân mật: khi bạn có những cử chỉ thân mật như hôn, bú ngực hoặc qua các vết thương hở hoặc các lớp niêm mạc da mỏng thì các xoắn khuẩn giang mai cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
Các con đường khác: giang mai còn có thể lây truyền qua đường truyền máu, người bị nhiễm giang mai nhưng không biết vô tình đi truyền máu cho người khác thì người nhận máu cũng sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó những nữ giới khi mang thai mà bị mắc giang mai không được chữa khỏi, khi mang thai, các xoắn khuẩn sẽ theo đường dây rốn, tấn công vào trong bào thai khiến cho đứa trẻ bị giang mai bẩm sinh. Trong trường hợp xấu nhất, có thể gây ra sảy thai, chết lưu.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GIANG MAI
Giang mai có các giai đoạn phát triển bệnh cực kỳ phức tạp với các triệu chứng khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Giai đoạn ủ bệnh của giang mai rất dài và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nên rất dễ lây sang cho người khác. Các triệu chứng bệnh giang mai trải qua lần lượt 3 giai đoạn khác nhau:
Dấu hiệu giang mai giai đoạn 1: sau thời gian ủ bệnh, giang mai thường bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng. Khoa học gọi tổn thương này là “săng”. Săng là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ. Người bệnh có thể bị nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Những vết loét này còn có thể xuất hiện ở trong miệng hoặc xung quanh miệng nếu người bệnh có oral sex với người đang mang mầm bệnh.
Bệnh giang mai ở miệng – Cách chữa bệnh giang mai ở Buôn Ma Thuột
Những săng này sẽ tự lành trong 4-8 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh giang mai đã biến mất. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 2: Giai đoạn này bắt đầu với một số vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vết mẩn này thường không ngứa, không đau, chỉ là những đốm màu nâu trên da. Các vết nổi bẩn này cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể mỗi người. Chúng ta thường không chú ý đến những vết nổi mẩn này hoặc cho rằng đây là biểu hiện của bệnh khác. Các triệu chứng khác kèm theo như: căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, sốt, đau họng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc, và giảm cân không rõ nguyên nhân…
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn: các vi khuẩn giang mai vẫn còn trong cơ thể, nhưng không còn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, khoảng 1/3 những người không được điều trị trong giai đoạn tiềm ẩn sẽ phát triển thành giai đoạn 3 của bệnh giang mai, với các triệu chứng nghiêm trọng.
Giang mai giai đoạn 3: bệnh giang mai ở giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 10-40 năm sau khi nhiễm bệnh. Giang mai giai đoạn này sẽ gây thiệt hại cho não, tim, mắt, gan, xương và khớp của người bệnh. Sự tổn thương này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI
Chữa Giang Mai có tốn kém hay không – chữa bệnh giang mai tại Buôn Ma Thuột
Giang mai là một bệnh xã hội hết sức nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng, đe dọa đến tính mạng con người. Hiện nay chưa có vacxin phòng tránh cũng như chưa có thuốc chữa trị giang mai triệt để. Giang mai nếu được phát hiện sớm vẫn có khả năng chữa trị, càng để lâu thì biến chứng của giang mai càng nguy hiểm và khả năng chữa trị càng giảm.
Hiện nay phương pháp điều trị giang mai chủ yếu vẫn là điều trị bằng thuốc kháng sinh, dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Xoắn khuẩn giang mai là loại xoắn khuẩn có khả năng kháng thuốc rất cao. Chính vì vậy trong quá trình chữa trị, bạn cần hết sức lưu ý và tuân thủ các nguyên tắc khi chữa bệnh.
Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc chữa bệnh của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc. Bệnh càng phát hiện sớm thì khả năng chữa trị và điều trị bệnh càng cao. Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và chữa trị. Không nên có tâm lí ngại ngùng, xấu hổ mà khiến bệnh kéo dài gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Trong quá trình chữa trị các bạn cũng cần lưu ý phải thực hiện sớm, đúng nguyên tắc, dùng đúng thuốc và đủ liều. Không được quan hệ tình dục trong quá trình quan hệ tình dục. Sau khi điều trị cần tiến hành theo dõi và tái khám định kì, vợ hoặc chồng của người bệnh cũng cần kết hợp điều trị. Nhiều người không hiểu rõ những nguy hại mà giang mai có thể gây ra cho sức khỏe con người vì vậy dễ dẫn đến tâm lí coi thường và bỏ qua bệnh, đến khi điều trị thì bệnh đã phát triển rất nặng.
Bs Hà Chuyên khoa I : 0905.196.781
Bs Hoàng- Nam khoa : 0369.142.522
54 Nguyễn Viết Xuân- Tp.Buôn Ma Thuột- Dak Lak