Bệnh lậu ở nữ giới

Rate this post

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội lây truyền phổ biến qua đường tình dục, gây nguy hiểm cho sức khỏe ở cả nữ giới và nam giới. Đặc biệt đối với nữ giới, bệnh thường có những triệu chứng khó nhận biết, khiến phụ nữ không biết và điều trị kịp thời, chủ động.

1. Bệnh lậu ở nữ giới là gì?

 

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục được gây ra bởi một loại vi khuẩn. Bệnh dễ dàng lây truyền khi có hoạt động tình dục ở cả nam và nữ qua các đường khác nhau như miệng, hậu môn, hay âm đạo với người bị nhiễm bệnh trước đó. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, lan truyền qua chất dịch âm đạo và tinh dịch.

Bệnh lậu ở nữ giới thường có những biểu hiện triệu chứng tương tự các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây chính là nguyên nhân khiến phụ nữ chủ quan và không hề chú trọng khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu ban đầu.

2. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

 

Các triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng và có thể bị nhầm là nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang, thậm chí có trường hợp người bệnh còn không có triệu chứng của bệnh. Phụ nữ mắc bệnh lậu sẽ có các biểu hiện cấp tính như đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung màu vàng đặc hoặc vàng xanh với số lượng nhiều, có mùi hôi. Người bệnh lậu đau khi giao hợp, và có triệu chứng đau bụng dưới.

Phụ nữ mắc bệnh lậu khi khám cổ tử cung sẽ thấy dấu hiệu đỏ, phù nề, chạm vào thì có dấu hiệu chảy máu, mủ chảy ra từ ống tử cung. Niệu đại có màu đỏ, có mủ từ trong chảy ra ngoài hoặc có khi chỉ có dịch đục.

Phụ nữ khi mắc lậu phải nghĩ ngay đến việc mình đã mắc bệnh lậu khi thất các triệu chứng đơn giản nhất bao gồm:

  • Tiết dịch không bình thường hay nhiều hơn (chất lỏng màu hơi trắng hay vàng nhạt) từ âm đạo
  • Đau và/ hoặc buốt khi đi tiểu hay trong lúc quan hệ tình dục.
  • Đau bụng hay lưng.
  • Chảy máu dù không phải kỳ kinh nguyệt.
  • Trong trường hợp bị nhiễm nặng hơn, sốt.

Hoặc sẽ có các dấu hiệu của nhiễm trùng trực tràng với các biểu hiện xảy ra ở cả nam và nữ khi mắc bệnh lậu gồm có:

  • Tiết dịch;
  • Ngứa hậu môn; Ðau nhức;
  • Chảy máu;
  • Ðại tiện đau…

    3. Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh lậu?

     

    • Phụ nữ quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su latex hoặc polyurethane.
    • Phụ nữ có nhiều bạn tình.
    • Phụ nữ mang một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hay HIV.
    • Phụ nữ quan hệ tình dục trong tình trạng say ma túy hoặc bị ảnh hưởng của rượu.

    4. Làm thế nào để phát hiện mắc bệnh lậu?

     

    Khi có các triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới đã nói đến ở trên, người bệnh cần đi thăm khám sản phụ khoa để thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định đúng tình trạng mắc bệnh lậu ở nữ giới. Người bệnh sẽ được bác sĩ lấy dịch hoặc mủ cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn và các tuyến Skene, Bartholin ở phụ nữ để làm xét nghiệm. Phương pháp xét nghiệm là làm các tiêu bản nhuộm Gram soi kính hiển vi và phân lập các vi khuẩn trên môi trường chuyên biệt với vi khuẩn lậu trong môi trường Thayer Martin và làm kháng sinh đồ. Từ đó cho ra kết quả chính xác chị em có bị bệnh lậu hay không.

    Bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và chữa bằng phương pháp thích hợp. Điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lậu ở nữ giới là tuân thủ sử dụng thuốc bác sĩ kê, không dùng chung thuốc với người bệnh khác và có quan hệ tình dục tuyệt đối an toàn để hạn chế lây lan bệnh cho đối tác.

    5. Nếu không được điều trị, bệnh lậu ở nữ giới nguy hiểm thế nào?

     

    Bệnh lậu là bệnh gây nguy hiểm cho cả nam và nữ nếu không được điều trị, đặc biệt là đối với phụ nữ. Có thể nhắc đến một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu ở nữ giới như:

    • Hình thành mô sẹo làm tắc ống dẫn trứng
    • Hiện tượng thai ngoài tử cung (mang thai bên ngoài dạ con).
    • Vô sinh (không thể có thai).
    • Ðau bụng/đau vùng chậu lâu dài.

    6. Cần làm gì để bảo vệ bản thân không bị lây nhiễm bệnh lậu?

     

    Chỉ có cách hiệu quả 100% để ngăn ngừa bệnh lậu là không quan hệ tình dục. Nếu quan hệ tình dục, có thể giới hạn rủi ro bằng cách tuân thủ những bước sau:

    • Luôn luôn sử dụng bao cao su nhựa hay nhựa tổng hợp, hay tấm bảo vệ miệng (vật chặn răng) khi quan hệ tình dục bằng miệng và/ hay âm đạo, hậu môn.
    • Những bao cao su làm từ các vật liệu “thiên nhiên” có thể bảo vệ tránh thai, nhưng không ngăn được các bệnh lây qua đường tình dục.
    • Giảm thiểu số bạn tình nếu chọn lựa để quan hệ tình dục.
    • Trao đổi với bạn tình về tình trạng STI của họ và làm xét nghiệm.
    • Thảo luận với bác sĩ về sự an toàn tình dục, và làm xét nghiệm.
    • Sinh hoạt tình dục với ảnh hưởng của ma túy và/hay rượu có thể tăng nguy cơ sinh hoạt tình dục không được bảo vệ.
    • Hãy liên hệ với bác sĩ của nếu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào.
    • Bài viết tham khảo nguồn: Cục Y tế dự phòng

About Phòng khám BMT

Bác Sĩ Hà Chuyên Khoa I chuyên chữa các bệnh nội khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế. Mọi thông tin liên hệ, thắc mắc, hỏi đáp, xin liên hệ chúng tôi: Số 54 Nguyễn Viết Xuân, Buôn Ma Thuột (gần bệnh viện cũ tỉnh DakLak) Hotline: 0905196781 (Bs Hà) - 0369142522 (Bs Hoàng-Nam khoa)

Check Also

chữa lậu ở dak lak

Chữa lậu ở dak lak

Chữa lậu ở dak lak là chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ …

 

Call Now Button